Canada là một trong những quốc gia nhận được nhiều đầu tư vào giáo dục nhất từ Chính phủ. Chính phủ của tỉnh bang chịu trách nhiệm về hệ thống giáo dục của tỉnh bang mình. Tuy nhiên các tỉnh bang đều tuân thủ một chuẩn mực chất lượng nhất định. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục trên khắp 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ của Canada là như nhau.
Hệ thống giáo dục Canada bao gồm hệ thống các trường công lập và tư thục từ bậc mẫu giáo đến Đại học. Mỗi tỉnh sẽ có một hệ thống giáo dục riêng nhưng đều tuân theo khuôn khổ hiến pháp Canada và tiêu chuẩn đồng bộ.
Giáo dục Tiểu học đến Trung học
Đa số các tỉnh bang của Canada có hệ thống giáo dục tiểu học và trung học K12 dài 12 năm giống hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Tại Canada, mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ, sẽ chia ra làm các school board/district để quản lý chương trình giáo dục Tiểu học và Trung học. Trẻ em theo học Mẫu giáo từ độ tuổi 4-5, và bước vào lớp 1 ở độ tuổi lên 6 và kết thúc Trung học khi hoàn thành xong chương trình lớp 12. Riêng ở tỉnh Quebec, Trung học chỉ kéo dài đến lớp 11 và sau đó, học sinh sẽ theo học chương trình Cao đẳng nghề Cegep hoặc Dự bị Đại học.
Học sinh sau đó tiếp tục học tuần tự theo các bậc như hệ thống giáo dục nêu trên. Thông thường, một năm học sẽ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau nhưng cũng có một số trường ngoại lệ bắt đầu từ tháng 1.
Có hai loại hình trường: Công lập (Public) và Tư thục (Private). Trong loại hình trường tư thục thì chia ra: Tư thục bán trú hoặc Tư thục nội trú. Có một điểm rất hay trong chương trình giáo dục Trung học tại Canada là một số trường tích hợp đào tạo chương trình Tú tài quốc tế (IB) cho học sinh. Nếu học sinh theo được chương trình này sẽ thu về được những lợi ích rất lớn; cụ thể như miễn tín chỉ từ nửa năm đến một năm trong năm đầu Đại học.
- Cao đẳng Đại học (University College)
- Cao đẳng Cộng đồng (Community College)
- Cao đẳng Nghề (Technical Institute/Career College)
Có sự đa dạng như vậy đơn giản là vì các trường Cao đẳng mang tính thực tiễn nhiều hơn các trường Đại học, đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội và thị trường lao động. Các trường cung cấp các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề, bằng CĐ (một số trường có tích hợp Co-op (thực tập hưởng lương)), chuyển tiếp từ CĐ lên ĐH (pathway) hay chương trình tiếng Anh. Các ngành mũi nhọn của các trường CĐ tại Canada phải kể đến: Kế toán, Hàng không, Du lịch-khách sạn, IT…
Đại học
Canada sở hữu một số lượng lớn các trường Đại học nằm trong top đầu thế giới. Chính vì vậy mà chất lượng đào tạo Đại học tại đây được đánh giá cao. Bằng cấp của Canada được công nhận trên toàn thế giới.
Canada có trên 95 trường Đại học, chủ yếu là các trường Đại học công lập. Thông thường, chương trình Đại học tại Canada kéo dài 4 năm. Tuy nhiên, một số ngành học như Y khoa, Luật hay Kiến trúc có thể lâu hơn (5-7 năm).
Các ngành học tại bậc Đại học tại Canada không chỉ đa dạng mà các sinh viên còn được tiếp cận với những ngành học tiên tiến và hiện đại nhất của thời đại như: Công nghệ gen, Công nghệ namo, thiết kế phần mềm… Điểm đặc biệt của các chương trình đào tạo Đại học tại Canada là các chương trình Co-op có nghĩa là thực tập có hưởng lương. Các sinh viên được đăng ký và bố trí đi làm việc 2-3 tháng/năm tại các tổ chức/doanh nghiệp và được hưởng lương của các đơn vị này. Sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể học tiếp lên chứng chỉ sau ĐH (Post-graduate), Thạc sỹ (Master) hay Tiến sỹ (Doctor).
Hệ thống giáo dục tại tỉnh bang Quebec
Quebec là một bang có hệ thống giáo dục khá đặc biệt: Học sinh nhận bằng tốt nghiệp THPT sau khi hoàn thành chương trình lớp 11.
- Học chương trình Dự bị ĐH (Pre-University) kéo dài trong 2 năm è lấy bằng DEC (Diploma of College Studies) è vào năm nhất ĐH è học tiếp để lấy bằng Cử nhân. Lộ trình này thường kéo dài 5 năm từ lúc kết thúc lớp 11; có nghĩa là cũng tốt nghiệp ĐH bằng tuổi so với các học sinh cùng độ tuổi ở những tỉnh bang khác. Xong bằng Cử nhân, sinh viên có thể lựa chọn đi làm hoặc học tiếp lên Thạc sỹ, Tiến sỹ.
- Học chương trình Cao đẳng (Technical training) kéo dài trong 3 năm è lấy bằng DEC nhưng đi ra làm việc luôn, không học lên ĐH.
- Một hình thức khác là Technical training nhưng dưới 3 năm (dành cho người lớn, sinh viên đã học chương trình khác muôn học thêm nghề mà họ muốn) è lấy bằng ACS (Attestation of College Studies). Hình thức này giống hình thức số 2 chỉ là lược đi các môn học cơ bản.
- AEP: Certificate of professional studies
- DEP: Diploma of vocational studies
- ASP: Certificate of professional studies
Như các bạn đã biết, khoảng 80% dân số bang Quebec sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ mẹ đẻ và số còn lại sử dụng tiếng Anh như bình thường. Như vậy, đa số các trường ở đây cũng đào tạo tiếng Pháp là chủ yếu. Tuy nhiên, một số trường với ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh, thì học sinh/sinh viên vẫn phải học thêm môn tiếng Pháp theo một trình độ nhất định.
- Hội đồng trường Trung học giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Pháp
- Hội đồng trường EMSB – English Montreal School Board
- Hội đồng trường LBPSB – Lester B. Pearson School Board
- Hội đồng trường Central Quebec School Board
- Kell Academy (tư thục)
- Bishop’s College (tư thục nội trú CAIS)
- ĐH Montreal
- ĐH Laval
- ĐH Sherbrooke
- ĐH Quebec
- ĐH McGill
- ĐH Concordia
- ĐH Bishop’s
- HEC Montreal (chuyên kinh doanh)
- Polytechnique Montreal (trường Bách khoa Montreal)
- Vanier College
- Lasalle College
- Dawson College
- John Abbott College
- Tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến tại Canada, vì thế du học sinh có thể chọn học chương trình bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Có hai hệ thống đào tạo tiếng tại Canada: tiếng Anh được gọi ESL còn tiếng Pháp thì được gọi FSL.
- Tốt nghiệp chương trình sau Trung học từ 2 năm trở lên thì được ở lại 3 năm để tìm việc làm.
- Trước khi nộp hồ sơ xin visa du học tại Quebec, sinh viên quốc tế cần phải xin thêm Giấy chấp nhận cho vào tỉnh Quebec (Certificat d’acception du Quebec (CAQ)) do Bộ Cộng đồng Văn Hóa và Nhập cư của Quebec cấp.
- Ngôn ngữ sử dụng chính tại Quebec là tiếng Pháp; tuy nhiên, một số trường đào tạo luôn hệ song ngữ Anh – Pháp.
- Chương trình CĐ, ĐH tại Canada tích hợp co-op (thực tập có hưởng lương) vừa giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm vừa giúp sinh viên có thêm một phần quỹ nhỏ để trang trải sinh hoạt phí.